Báo giá kính phản quang 1 chiều 2 chiều màu xanh lá, trà, xanh biển
BÁO GIÁ MÀI KÍNH - KHOAN - KHOÉT
(Bảng giá áp dụng từ ngày 27/02/2024 cho đến khi có báo giá mới)
Các kiểu mài khoan khoét | Đơn giá |
Mài xiết cạnh | 7.000 |
Mài vát 45 độ | 15.000 |
Mài mỏ vịt | 25.000 |
Mài tròn | 25.000 |
Mài huỳnh | 25.000 |
Mài vành chậu | 25.000 |
Mài dị hình 5+8 | 25.000 |
Mài dị hình 10+12 | 35.000 |
Mài kính 15mm | 25.000 |
Mài kính 19mm | 35.000 |
Khoan lỗ phi <26 | 5.000 |
Khoan lỗ phi >26-60 | 10.000 |
Khoan lỗ phi >60 | 20.000 |
Bo góc R<5mm | 5.000 |
Bo góc R>5mm | 10.000 |
Bo góc R<50mm | 20.000 |
Bo góc R>100mm | 50.000 |
Bo kính quầy chữ R | 150.000 |
Khoét khóa, kẹp ..vv | 15.000 |
Khoét ổ điện | 50.000 |
Khoét vòm quầy | 100.000 |
Thông số kỹ thuật kính phản quang
- Thương hiệu: Thăng Long Glass
- Độ dày: 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm.
- Kích thước tiêu chuẩn: 2440mm x 3300mm, 2140 x 3660mm, 2250mm x 3210mm.
- Màu sắc: xanh lá, xanh biển đậm, xanh biển lợt, xám, ghi, đồng, Xanh lá cây F, Xanh lá cây đậm, Xanh lam Ford, Xanh lam đậm, trong suốt, vàng…
- Ứng dụng: mặt dựng công trình cao ốc, cửa mặt tiền, cửa sổ, vách kính, mái vòm,cửa sổ, ban công, mặt tiền, tường rèm, v.v.…
- Đóng gói kính: Thùng gỗ dán xuất khẩu
- Thời gian giao hàng: 3-7 ngày sau khi đặt cọc
Kính phản quang là loại kính có khả năng đặc biệt trong việc ngăn chặn tác động của ánh sáng mặt trời. Có tác dụng phản xạ ánh sáng quang học, ngăn chặn tia tử ngoại, cách nhiệt tốt nhưng vẫn giữ được độ trong suốt và cho phép ánh sáng xuyên qua nhờ một lớp oxit kim loại đặc biệt được phủ đều lên một bề mặt của tấm kính.
Vậy kính phản quang thực chất là gì? Nó có những tính năng đặc biệt nào? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây từ Kính Thăng Long nhé.
Kính phản quang là gì?
Như tên gọi, kính phản quang chủ yếu được sử dụng để phản chiếu ánh sáng và giảm nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, một số loại kính cao cấp còn có khả năng cân bằng ánh sáng và ngăn chặn tia UV, bảo vệ sức khỏe con người. Chúng thường được sử dụng làm vách kính trong các tòa nhà cao tầng.
Kính phản quang là loại kính đặc biệt được xử lý bằng cách phủ một lớp oxit kim loại lên bề mặt thông qua phương pháp nhiệt hoặc chân không.
Cách nhận biết kính phản quang:
- Cách 1: Dùng tay chạm vào hai mặt kính; nếu một mặt để lại dấu vân tay rõ ràng và khó lau sạch bằng tay thì đó là mặt đã được phủ lớp phản quang.
- Cách 2: Chiếu một ngọn lửa vào tấm kính; nếu mặt nào hiện ra hai hình ảnh của ngọn lửa thì mặt còn lại chính là mặt phản quang.
Cấu tạo kính phản quang
Kính dán phản quang an toàn là sản phẩm kính được tạo thành bởi 2 lớp kính ngăn sưa 2 lớp kính đó là lớp màng PVB. Trong 2 lớp kính đó có 1 lớp kính là kính trắng thông thường và một lớp kính phản quang. Kính dán phản quang có khả năng giảm tới 21% lượng nhiệt của không khí trong các tòa nhà.
Thông số kĩ thuật kính phản quang
- Độ dày kính: 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm cho kính cường lực phản quang và 6,38mm cho kính dán an toàn phản quang.
- Kích thước chuẩn: 2440 x 3300mm, 2140 x 3660mm, 2250 x 3210mm.
- Màu sắc kính: xanh lá, xanh dương, trà, nâu…
Đặc tính kính phản quang
Tiêu chuẩn kính phản quang
Kính phản quang là một loại kính được sử dụng trong ngành xây dựng. Do đó, có những tiêu chuẩn chất lượng được thiết lập cho loại kính này nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm từ các nhà máy sản xuất.
Tiêu chuẩn áp dụng cho kính phản quang là TCVN 7528:2005 – Kính xây dựng – Kính phủ phản quang. Tiêu chuẩn này chỉ dành cho kính phủ phản quang dùng trong xây dựng và không áp dụng cho các loại kính có lớp dán polime phản quang.
Các yêu cầu cụ thể trong tiêu chuẩn bao gồm:
- Phân loại theo hệ số phản xạ năng lượng mặt trời (R): kính phủ phản quang được chia thành 3 loại với các ký hiệu: R 0,3 – R 0,45 và R 0,6.
- Yêu cầu về kính nền: kính nền phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng tương ứng với loại kính đó.
- Kích thước và sai lệch kích thước phải phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng cho từng loại kính.
- Khuyết tật ngoại lai có thể nhìn thấy bằng mắt thường trên lớp phủ phản quang:
- Không được phép có khuyết tật dạng vân hay lượn sóng trên bề mặt lớp phủ.
- Độ không đồng đều của lớp phủ cũng không được phép có.
- Lỗ châm kim trên bề mặt lớp phủ phản quang: không cho phép có lỗ có đường kính lớn hơn 2mm; đối với lỗ nhỏ hơn 2mm, số lượng không được vượt quá 5 lỗ trên diện tích 30cm x 30cm.
- Vết xước trên lớp phủ: không cho phép có vết xước dài hơn 100mm; với vết xước rộng từ 0,1mm đến 0,3mm, không được nhiều hơn 4 vết; và với vết xước từ 0,3mm đến 0,4mm, không được nhiều hơn 1 vết.
- Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời được phân loại theo từng mức tương ứng với từng loại: R 0,3 từ 0,3 đến 0,4; R 0,45 từ 0,45 đến 0,59; R 0,6 bằng hoặc lớn hơn 0,6.
- Độ bền: Độ bền của kính phủ phản quang được đánh giá qua độ bền phản quang, độ bền mài mòn, độ bền kiềm và độ bền axit. Các chỉ tiêu này được thể hiện qua giá trị tuyệt đối của sự chênh lệch độ truyền sáng của các mẫu.
- Đóng gói, ghi nhãn và bảo quản:
- Đóng gói: Kính được đóng gói trong các thùng chuyên dụng và phân loại theo cùng loại, kích thước. Quá trình đóng gói sử dụng vật liệu đệm để giảm chấn, nhằm bảo vệ chất lượng kính. Nếu giữa hai mặt kính có lớp phủ phản quang, sẽ đặt một lớp giấy xốp bao quanh toàn bộ bề mặt kính để bảo vệ lớp phản quang. Nếu không có lớp phủ phản quang, sẽ sử dụng giấy thông thường.
- Ghi nhãn: Mỗi kiện kính cần ghi rõ ràng: tên nhà sản xuất, các ký hiệu quy định, số lượng tấm kính hoặc diện tích (m2) trong một kiện, cùng với ngày tháng năm sản xuất.
- Bảo quản: Kính phản quang được lưu trữ trong kho khô ráo, các kiện được sắp xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá và nghiêng một góc từ 10 đến 15 độ.
Phân loại kính phản quang
Có nhiều phương pháp khác nhau để phân loại kính phản quang. Dựa vào những phương pháp này, bạn có thể dễ dàng chọn lựa loại kính phản quang phù hợp với nhu cầu của mình.
- Kính phản quang màu xanh dương.
- Kính phản quang màu xanh lá cây.
- Kính phản quang màu nâu trà.
- Kính phản quang màu ghi.
- Kính phản quang màu vàng.
- Kính phản quang 3 lớp.
- Kính phản quang 2 lớp.
- Kính phản quang một chiều.
- Kính phản quang hai chiều.
- Kính phản quang dày 5mm.
- Kính phản quang dày 8mm.
- Kính phản quang dày 10mm.
- Kính solar có tính phản quang.
- Kính cường lực có khả năng phản quang.
- Kính dán có tính phản quang.
Phân loại dựa vào phương pháp sản xuất
Kính phản quang phủ cứng qua phương pháp nhiệt: Trong quá trình nung kính ở nhiệt độ cao khoảng 1200 độ C, một lớp hợp chất đặc biệt được áp dụng lên bề mặt kính để tạo ra khả năng phản quang. Kính này có độ bền lâu dài và có thể được gia công bằng cách cắt nhiệt hoặc uốn.
Kính phản quang phủ mềm qua phương pháp chân không: Kính được phủ một lớp hợp chất trên bề mặt thông qua kỹ thuật phủ chân không. Khác với loại kính phủ cứng, bề mặt của kính phủ chân không dễ bị trầy xước và bong tróc hơn. Loại kính này không thể được gia công bằng nhiệt hoặc cắt gọt như kính phủ nhiệt.
Phân loại dựa vào bản chất kính
Kính phản quang cường lực:có thể hiểu là kính cường lực được phủ một lớp phản quang. Kính cường lực phản quang có khả năng chịu lực va đập cao gấp 4 đến 5 lần so với kính thông thường. Ngoài việc chịu lực tốt, kính còn có khả năng chống lại nhiệt độ, sốc nhiệt và rung động. Đặc biệt, khi bị vỡ, kính sẽ tạo thành những mảnh nhỏ, không gây nguy hiểm cho người xung quanh. Vì vậy, kính cường lực phản quang rất bền và an toàn.
Kính phản quang 2 lớp hay kính phản quang an toàn: là loại kính dán an toàn gồm nhiều lớp, trong đó ít nhất có một lớp là kính phản quang. Các lớp kính được liên kết với nhau bằng lớp film PVB. Sự kết hợp này mang lại cho kính phản quang độ bền và an toàn cao hơn. Nhờ có lớp film PVB, kính không chỉ chịu lực tốt hơn mà còn giữ nguyên hình dạng khi bị vỡ. Chúng ta thường thấy các loại kính phản quang như 6.38mm hoặc 10.38mm.
Phân loại dựa vào khả năng phản quang
- Kính phản quang một chiều là loại kính an toàn được dán với một lớp phủ phản quang. Có thể hiểu đây là kính một chiều có lớp phản quang. Loại kính này thường được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà cao tầng.
- Kính phản quang hai chiều là kính dán có hai lớp phản quang. Với hai lớp kính được phủ phản quang, các đặc tính của kính được giữ ổn định và cải thiện hơn.
Phân loại dựa vào màu sắc kính
Bằng cách phủ một lớp oxit kim loại lên bề mặt, kính phản quang có nhiều màu sắc đa dạng. Những màu sắc này không làm thay đổi các đặc tính của kính nhưng có thể tác động đến độ sáng của ánh sáng đi qua.
- Kính phản quang màu xanh lá
- Kính phản quang màu đen
- Kính phản quang màu trà
- Kính phản quang màu vàng...
Kính phản quang có tác dụng gì?
Ưu điểm của kính phản quang
- Khả năng phản nhiệt và giảm nhiệt độ hiệu quả: có thể giảm tới 40% lượng nhiệt từ bên ngoài, đồng thời giảm 21% nhiệt cho các tòa nhà cao tầng.
- Ngăn chặn tia UV: khả năng phản xạ của kính giúp ngăn chặn các tia tử ngoại, làm giảm lượng ánh sáng có hại đi qua kính.
- Tính thẩm mỹ phong phú: Loại kính này có nhiều màu sắc khác nhau như xanh biển, xanh lá, màu ghi,... hoặc các màu khác tùy theo yêu cầu thiết kế, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người sử dụng.
- Độ an toàn cao: Kính phản quang có thể được sản xuất từ kính cường lực hoặc kính dán an toàn, điều này giúp tăng cường độ bền và đảm bảo tính an toàn cho kính.
Vì vậy, loại kính này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình và thiết kế khác nhau như cửa sổ kính phản quang, mái kính, vách kính thay thế cho những bức tường bê tông kín mít, hấp thu nhiệt.
Nhược điểm của kính phản quang
Mặc dù kính phản quang có nhiều lợi ích, nhưng vẫn tồn tại một số nhược điểm:
- Giá của kính phản quang cao hơn đáng kể so với các loại kính thông thường.
- Kính chỉ có khả năng giảm nhiệt từ bên ngoài vào mà không ngăn được nhiệt từ bên trong thoát ra.
- Lớp phủ phản quang trên bề mặt kính dễ bị trầy xước, ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
- Độ phổ biến của loại kính này trong cộng đồng còn thấp, chủ yếu được áp dụng cho các công trình lớn.
- Kính cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào hiệu ứng nhà kính.
Báo giá kính phản quang bao tiền
Báo giá kính phản quang là thông tin được nhiều người tiêu dùng quan tâm sau khi tìm hiểu về các tính năng của sản phẩm. Giá kính phản quang sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc, loại kính và màu sắc.
Báo giá kính phản quang dán 2 lớp Bỉ
Độ dày kính: có hai loại là 8,38mm (bao gồm 1 lớp kính 5mm phản quang + 1 lớp PVB dày 0,38mm + 1 lớp kính 3mm) và 10,38mm (bao gồm 1 lớp kính 5mm phản quang + 1 lớp PVB dày 0,38mm + 1 lớp kính 5mm).
Kích thước kính phản quang nguyên khổ: 2134 x 3048mm.
- Giá kính phản quang 8,38mm 2 lớp bỉ khoảng: 540.000 đồng/m2
- Giá kính phản quang 10,38mm 2 lớp bỉ khoảng: 610.000 đồng/m2
Báo giá kính cường lực phản quang
- Giá kính phản quang 5mm màu PQ xanh nước biển, PQ xanh lá, PQ màu ghi, PQ màu trà: 700.000 đồng/m2.
- Giá kính phản quang 8mm màu PQ xanh nước biển, PQ xanh lá, PQ màu ghi, PQ màu trà: 800.000 đồng/m2.
- Giá kính phản quang 10mm màu PQ xanh nước biển, PQ xanh lá, PQ màu trà: 1.000.000 đồng/m2.
Báo giá kính phản quang 2 lớp
STT | Loại kính | Đơn giá (Đồng/M2) |
---|---|---|
I | Kính dán 8.38 | |
1 | PQ xanh biển – Dark Blue (M01) | 530,000 |
2 | PQ xanh biển màu tối– classic Blue (M02) | 530,000 |
3 | PQ xanh lá – Green (M04) | 530,000 |
4 | PQ xanh lá màu sáng – Super Silver Green (M10) | 530,000 |
5 | PQ Ghi – Gray (M06) | 530,000 |
6 | PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03) | 500,000 |
II | Kính dán 10.38 | |
1 | PQ xanh biển màu sáng – Dark Blue (M01) | 600,000 |
2 | PQ xanh biển màu đậm – classic Blue (M02) | 600,000 |
3 | PQ xanh lá màu đậm – Green (M04) | 600,000 |
4 | PQ xanh lá – Super Silver Green (M10) | 600,000 |
5 | PQ Ghi – Gray (M06) | 600,000 |
6 | PQ xanh da trời – Arctic Blue (M03) | 560,000 |
III | Kính dán 12.38 | |
1 | PQ xanh biển màu sáng – Dark Blue (M01) | 728,000 |
2 | ... | ... |
Lưu ý:
- Giá trên chưa bao gồm VAT 10%, chi phí mài cạnh và tiền công lắp đặt.
- Bảng giá đã bao gồm phí vận chuyển trong khu vực nội thành Hà Nội nhưng không bao gồm các phụ kiện và vật liệu đi kèm.
- Dịch vụ tư vấn cho khách hàng tại Kính Thăng Long hoàn toàn miễn phí.
- Chi tiết về giá sẽ được các chuyên viên tính toán dựa trên số lượng và thông báo trực tiếp cho khách hàng khi đặt hàng.
- Bảng giá chỉ mang tính chất tham khảo do có sự thay đổi giá ở mỗi lần nhập hàng. Để nhận báo giá chính xác nhất, quý khách vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi.
Ứng dụng kính cường lực phản quang
Với những đặc điểm nổi bật, kính phản quang được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Loại kính này thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm ở những vị trí có ánh sáng mặt trời mạnh.
- Cửa kính phản quang
- Cửa nhôm kính phản quang
- Vách kính phản quang lắp đặt mặt dựng..
Làm kết cấu che, mặt dựng kính
Các tòa nhà cao tầng thường sử dụng nhiều mặt dựng bằng kính, điều này dẫn đến việc hấp thụ một lượng nhiệt lớn. Để khắc phục tình trạng này, hầu hết các tòa nhà đều chọn sử dụng kính phản quang cho mặt dựng.
Mặt dựng kính không chỉ giúp giảm thiểu việc hấp thụ nhiệt và bảo vệ khỏi các tia cực tím có hại, mà còn giúp tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ. Các mặt dựng kính thường được cấu tạo từ sự kết hợp giữa nhôm và kính, mang lại độ bền cao và khả năng sử dụng nhiều loại kính khác nhau.
Làm cửa kính phản quang
Trong các công trình xây dựng thông thường, phần lớn diện tích đã được che phủ bởi tường bê tông. Diện tích còn lại chịu tác động của ánh sáng mặt trời chủ yếu là các cửa. Để giảm thiểu việc hấp thụ nhiệt và ngăn chặn các tia bức xạ có hại từ ánh nắng, bạn nên lựa chọn kính phản quang.
Kính này thường được sử dụng để làm cửa kính phản quang, cửa nhôm kính phản quang và cửa sổ kính phản quang. Cửa có thể hoàn toàn làm từ kính phản quang hoặc kết hợp với các vật liệu khác như cửa nhôm kính hay gỗ kính.
Làm mái kính, mái hiên bằng kính
Tại những nơi có nhiều người qua lại, nên sử dụng kính phản quang cho mái che hoặc mái kính. Ví dụ như ở sảnh khách sạn, quán cà phê, nhà hàng, hay sảnh bệnh viện… Những khu vực này thường đông đúc, việc sử dụng kính phản quang sẽ giúp giảm bớt độ chói từ ánh nắng mặt trời, mang lại cảm giác thoải mái hơn.
Làm nhà kính phản quang
Hiện nay, nhiều công trình được thiết kế chủ yếu bằng kính, tạo thành các nhà kính. Nếu không sử dụng kính phản quang, không khí bên trong sẽ trở nên nóng bức và ngột ngạt. Vì vậy, đã có sự ra đời của nhiều loại kính phản quang. Nhờ vào kính này, việc kiểm soát nhiệt độ bên trong các nhà kính trở nên dễ dàng hơn.
Các câu hỏi liên quan đến kính phản quang
Làm thế nào để nhận biết đó là kính phản quang bỉ?
Để nhận diện loại kính này, chúng ta có thể áp dụng hai phương pháp cơ bản như sau:
- Phương pháp 1: Dùng tay sờ lên cả hai mặt của kính; nếu mặt nào để lại dấu vân tay rõ ràng và khó lau sạch bằng tay thì đó là mặt có lớp phủ phản quang.
- Phương pháp 2: Chiếu một ngọn lửa vừa đủ vào tấm kính cần kiểm tra. Mặt kính nào phản chiếu hình ảnh giống như soi gương thì mặt còn lại chính là lớp phủ phản quang.
So sánh kính phản quang và kính cản nhiệt Low-e?
Trên thị trường hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn giữa kính phản quang và kính cản nhiệt low-e do cơ chế và tính năng của hai loại kính này có nhiều điểm tương đồng. Để tránh nhầm lẫn khi mua sắm, chúng ta cần phân biệt rõ ràng hai loại kính này.
Về cấu tạo và quy trình sản xuất
- Kính phản quang là loại kính được phủ một lớp oxit kim loại trên bề mặt, giúp phản xạ ánh sáng mặt trời. Công nghệ sản xuất kính phản quang đã tồn tại từ lâu và hiện đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nhà máy trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Trong khi đó, kính low-e là sản phẩm mới hơn với công nghệ sản xuất hiện đại, yêu cầu kỹ thuật và máy móc cao. Vì vậy, số lượng nhà máy có khả năng sản xuất loại kính này không nhiều.
Về giá cả
- Giá của kính low-e thường cao hơn so với kính phản quang do công nghệ sản xuất phức tạp hơn. Kính phản quang cũng phổ biến hơn so với kính low-e.
Về chức năng
- Kính phản quang chủ yếu hạn chế ánh sáng mang theo nhiệt vào trong qua lớp kính. Do đó, kính này chỉ có tác dụng một chiều từ bên ngoài vào mà không ngăn được nhiệt từ bên trong thoát ra.
- Ngược lại, kính low-e sử dụng lớp màng để giảm thiểu nhiệt độ truyền qua kính, có khả năng ngăn cả nhiệt từ bên trong lẫn bên ngoài. Như vậy, kính này có thể ngăn nhiệt theo cả hai chiều.
- Cả hai loại kính đều có khả năng ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại ở mức độ nhất định tùy thuộc vào lớp phủ trên kính.
Về cơ chế hoạt động
- Với hai nguồn nhiệt từ ánh sáng mặt trời và sức nóng môi trường xung quanh, mỗi loại kính sẽ có những tính năng riêng. Kính phản quang giúp hạn chế ánh sáng mặt trời và do đó giảm nhiệt từ ánh sáng, nhưng không có tác dụng với các nguồn nhiệt khác.
- Trong khi đó, kính low-e lại có khả năng ngăn nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau ngoài ánh sáng mặt trời.
- Với những so sánh trên, bạn chắc chắn đã có thể phân biệt được kính phản quang và kính low-e, từ đó lựa chọn được loại kính phù hợp cho công trình của mình.
So sánh kính phản quang và kính Solar ?
Điểm giống nhau:
- Loại bỏ và ngăn chặn các tia UV gây hại cho sức khỏe.
- Kính giúp giảm thiểu nhiệt lượng từ ánh sáng mặt trời vào trong nhà, từ đó kiểm soát nhiệt độ bên trong hiệu quả hơn.
- Cả hai loại kính đều hỗ trợ tiết kiệm năng lượng cho việc làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
- Giá cả của hai loại kính này khá tương đồng.
Điểm khác nhau:
- Về cấu tạo: Kính Solar Control hay kính kiểm soát năng lượng mặt trời là loại kính trong suốt được phủ một lớp kim loại siêu mỏng. Ngược lại, kính phản quang có lớp phủ oxit kim loại trên bề mặt.
- Về khả năng truyền sáng: Kính solar có khả năng truyền sáng tốt hơn nhờ vào việc sử dụng kính trong suốt và lớp phủ thường không màu. Trong khi đó, kính phản quang thường có màu sắc nên độ truyền sáng thấp hơn.
- Về độ bền: Lớp phủ oxit trên kính phản quang có độ bền cao hơn so với kính solar. Hiện nay, kính phản quang được sử dụng phổ biến hơn kính solar.
Kính phản quang và kính solar có nhiều điểm tương đồng, điều này có thể gây khó khăn trong việc lựa chọn. Vì vậy, để tìm ra loại kính phù hợp nhất, quý khách hàng có thể liên hệ với hotline của Hải Long để được tư vấn và hỗ trợ.
Kính phản quang lắp mặt nào ra ngoài?
Nhiều bạn thắc mắc “kính phản quang lắp mặt nào ra ngoài“. Thăng Long Glass cũng xin chia sẻ là: Thường chúng ta sẽ lắp mặt phản quang vào trong nhà, phía mặt không có phản quang quay ra ngoài để bảo về được lớp phản quang tốt hơn, tránh trầy xước, tránh bị phản ánh sáng về phía đối diện.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng kính phản quang
Kính phản quang thường phải chịu đựng nhiệt độ cao và điều kiện khắc nghiệt, vì vậy để tránh những sự cố như hỏng hóc hay nứt vỡ, bạn cần chú ý đến các điểm sau:
- Không lắp đặt kính phản quang nếu có góc cạnh bị sứt mẻ. Trước khi lắp đặt, các cạnh của kính cần được mài nhẵn.
- Khi dùng kính làm mặt dựng, nên chọn kính phản quang có lớp phủ cứng. Nếu sử dụng loại phủ mềm, bề mặt phản quang cần hướng vào bên trong.
- Tránh sử dụng kính phản quang phủ mềm ở khu vực đông người qua lại, vì dễ gây trầy xước bề mặt phản quang, ảnh hưởng đến hiệu quả của kính.
- Không đặt đồ vật tiếp xúc trực tiếp hoặc quá gần với kính, vì nhiệt từ kính có thể gây hư hại cho đồ vật. Nên tạo khoảng không gian rộng rãi để nhiệt có thể tỏa ra tốt nhất.
- Không nên sơn hoặc dán giấy lên kính.
- Kính phản quang phải được lắp đặt sao cho mặt không có lớp phủ phản quang hướng ra ngoài. Mặt có lớp phủ phản quang cần được quay vào trong để bảo vệ lớp phủ khỏi tác động của thời tiết, giúp tránh bị xước.
Địa chỉ cung cấp kính phản quang giá tốt nhất hiện nay
Thăng Long Glass là nhà máy chuyên cung cấp các loại kính như kính cường lực, kính an toàn, kính hộp, kính phản quang, kính low e… được sản xuất trên dây chuyền hiện đại từ Châu Âu. Sản phẩm không chỉ đảm bảo khả năng cách âm và cách nhiệt tốt nhất cho khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt của Việt Nam mà còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt độ khi sử dụng.
TẠI SAO CHỌN THĂNG LONG
- Cắt và gia công theo kích thước yêu cầu.
- Hỗ trợ vẽ bản vẽ cho việc đặt hàng.
- Vận chuyển kính tận chân công trình
- Gia công kính nhanh chóng, hỗ trợ hạ cùng khách hàng.
- Hỗ trợ làm gấp theo yêu cầu (tối đa 03 ngày).
- Có chính sách giảm giá cho các đơn hàng lớn.
- Quý khách có thể đổi trả kính trong vòng 01 ngày nếu gặp sự cố, chúng tôi sẽ hỗ trợ làm lại ngay trong trường hợp kính bị sai hoặc vỡ.
- Khi nhận hàng, quý khách vui lòng kiểm tra kỹ. Nếu phát hiện lỗi do nhà sản xuất Kính Thăng Long, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đổi sản phẩm mới cho quý khách.
Nếu quý khách có nhu cầu về các sản phẩm kính xây dựng, kính công trình, xin vui lòng liên hệ Thăng Long Glass để nhận bảng giá kính cường lực mới nhất tại nhà máy qua số điện thoại: 0585525888.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
*/Công Ty CP Sản Xuất và XNK Kính Thăng Long
- Website: https://kinhthanglong.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/kinhthanglong
- Youtube: www.youtube.com/kinhthanglong
- Tiktok: www.tiktok.com/@kinhthanglong
*/Showroom & văn phòng giao dịch:
- Địa chỉ: Số 216 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline/zalo: 0585.525.888
- Email: thanglongglassvp@gmail.com
*/Nhà máy sản xuất
- Địa chỉ: Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội.
- Hotline/zalo: 0523.323.888

Validate your login